Công thức tính toán thiết kế tháp giải nhiệt phù hợp nhu cầu sử dụng

0
Lựa chọn bơm tháp giải nhiệt cũng rất quan trọng
Lựa chọn bơm tháp giải nhiệt cũng rất quan trọng

Tháp giải nhiệt là một thiết bị lớn, chúng cho khả năng hạ nhiệt dòng nước quá nhiệt để có được nước lạnh đi làm mát hệ thống máy móc. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có nhiều loại tháp giải nhiệt cũng như mỗi nhà xưởng, khu công nghiệp lại có nhu cầu sử dụng tháp làm mát có công suất khác nhau. Do đó mà không thể chọn “bừa” một tháp tản nhiệt được, hiệu quả làm mát có thể sẽ không phù hợp với hệ thống máy móc. Chính vì vậy, để chọn được thiết bị phù hợp quý vị đừng bỏ lỡ những chia sẻ về tính toán thiết kế tháp giải nhiệt ngay dưới đây nhé.

Tại sao cần tính toán thiết kế tháp giải nhiệt?

Những hệ thống máy móc trong quá trình vận hành cần nước để làm mát. Sau đó, lượng nước này nóng lên, chúng được chuyển đến tháp giải nhiệt để hạ nhiệt nhằm tái sử dụng vào quá trình làm mát máy móc sau đó.

Hiện nay có rất nhiều dòng tháp giải nhiệt với những mức công suất khác nhau. Mà các hệ thống máy móc, tòa nhà cần làm mát cũng có quy mô khác nhau. Do đó mà chúng ta cần tính toán sao cho lựa chọn được tháp giải nhiệt phù hợp nhất.

Tính toán lựa chọn tháp giải nhiệt phù hợp rất cần thiết
Tính toán lựa chọn tháp giải nhiệt phù hợp rất cần thiết

Nếu như chọn tháp giải nhiệt có công suất nhỏ hơn so với quy mô hệ hệ thống máy móc của các khu công nghiệp thì khả năng làm mát nước chậm, lượng nước mát không đủ để cung cấp cho quá trình làm mát của máy móc. Do đó mà ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của máy móc, thiết bị dễ bị quá nhiệt, nhanh hỏng hóc.

Nếu như chọn phải tháp có công suất lớn hơn so với quy mô máy móc cần làm mát thì đầu tin chính là đầu tư không hợp lý khi chi phí cho tháp giải nhiệt công nghiệp là rất lớn. Hơn thế nữa, việc dùng tháp công suất lớn trong khi lượng nước cần làm mát ít thì máy không vận hành đúng công suất gây tốn điện, lâu dần dẫn đến hỏng hóc.

Tính toán thiết kế tháp giải nhiệt

Việc lựa chọn được một chiếc tháp giải nhiệt phù hợp với nhu cầu sử dụng của đơn vị là hoàn toàn cần thiết. Chúng giúp cho hiệu quả vận hành tối ưu nhất, tiết kiệm chi phí.

Nhắc đến tính toán thiết kế tháp giải nhiệt chính là cách tính mức độ tỏa nhiệt của máy móc. Dựa vào độ tỏa nhiệt mà chúng ta sẽ lựa chọn tháp giải nhiệt có công suất phù hợp.

Công thức tính mức tỏa nhiệt của máy móc là:

Q = C*M*(T2-T1)

Trong đó: 

  • Q: công suất tỏa nhiệt
  • C: nhiệt dung riêng của nước có giá trị 4200 (J/kg*K)
  • M: khối lượng của nước (được tính thông qua lưu lượng nước sử dụng)
  • T2: nhiệt độ của nước sau khi hạ nhiệt làm mát
  • T1: nhiệt độ của nguồn nước ban đầu khi vào tháp
Kết quả từ tính công suất tỏa nhiệt sẽ so sánh với cột “Khả năng làm mát” để chọn được tháp phù hợp
Kết quả từ tính công suất tỏa nhiệt sẽ so sánh với cột “Khả năng làm mát” để chọn được tháp phù hợp

Sau khi có kết quả về mức độ tỏa nhiệt của máy móc thì chúng ta sẽ kết hợp cùng với các yếu tố khác như vị trí lắp đặt tháp giải nhiệt, nhiệt độ môi trường,… để từ đó xác định được mức công suất tháp giải nhiệt phù hợp nhất với hệ thống máy móc.

Bên cạnh chọn tháp giải nhiệt, vấn đề bơm cho tháp cũng cần được quan tâm. Để chọn được bơm phù hợp, cần quan tâm đến hai yếu tố đó là áp suất bơm và lưu lượng nước. Trên cùng một máy bơm của giải nhiệt, lưu lượng nước và áp suất bơm là một hàm nghịch biến. Nếu lưu lượng nước cao thì áp suất sẽ giảm và ngược lại.

Lưu lượng nước được xác định thông qua tháp, còn áp suất được xác định qua vị trí giữa bơm và tháp, đường đi của ống dẫn nước cũng như kích thước. Do đó khi chọn mua bơm, quý vị cũng cần quan tâm đến hai yếu tố này.

Lựa chọn bơm tháp giải nhiệt cũng rất quan trọng
Lựa chọn bơm tháp giải nhiệt cũng rất quan trọng

Một số lưu ý khi chọn mua tháp hạ nhiệt nước

Để có thể chọn mua được tháp giải nhiệt phù hợp thì quý vị cần lưu ý một số điểm sau đây.

Cần xác định nhu cầu sử dụng tháp trước khi chọn mua. Bạn cần nghiên cứu về hệ thống máy móc cần làm mát của mình. Nếu như công suất hệ thống máy móc lớn thì chúng ta cần lựa chọn những tháp có khả năng làm lạnh từ 100 – 1000RT. Những hệ thống quy mô nhỏ thì tham khảo những tháp giải nhiệt nhỏ dưới 100RT.

Lựa chọn những tháp giải nhiệt của những thương hiệu hàng đầu như Tashin, Liang Chi, Alpha,… Thiết bị của những thương hiệu lớn sẽ đảm bảo được chất lượng cũng như hiệu quả vận hành.

Trên đây là một số thông tin khái lược về tính toán thiết kế tháp giải nhiệt. Tháp giải nhiệt phù hợp với nhu cầu sử dụng sẽ tối ưu hiệu suất cũng như chi phí vận hành. Do đó bạn hãy lựa chọn thật kỹ nhé.