Sóng điện thoại là sóng gì? Có ảnh hưởng tới sức khỏe không?

0
Sóng điện thoại là gì?
Sóng điện thoại là gì?

Điện thoại hiện là một phần không thể thiếu của viễn thông hiện đại. Nó giúp “rút ngắn khoảng cách” giữa người với người. Tuy nhiên, có nhiều thông tin về việc sóng điện thoại ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Nhận định này liệu có đúng? Cùng chúng tôi tìm hiểu về Sóng điện thoại là sóng gì trong bài viết sau đây nhé.

Sóng điện thoại là sóng gì?

Sóng điện thoại là cụm từ dùng để chỉ độ mạnh yếu của tín hiệu mà điện thoại nhận được. Sóng điện thoại là sóng điện từ hay còn gọi là sóng vô tuyến.

Sóng điện thoại là gì?
Sóng điện thoại là gì?

Cơ chế truyền tải dữ liệu của sóng điện thoại là sự chuyển đổi giữa tín hiệu âm thanh cùng với tín hiệu tần số cao. Theo đó, giọng nói được truyền từ micro tới tai nghe của người nghe ở phía bên kia thông qua sự chuyển đổi giữa hai tín hiệu này.

Trong quá trình hoạt động, điện thoại sẽ gửi liên tiếp những đoạn mã bằng dây xung vi ba ngắn với cường độ cao. Do các bức xạ phát ra không ngừng cho nên khi nói chuyện càng lâu thì máy sẽ càng nhanh nóng.

Mức độ phơi nhiễm của sóng điện thoại

Điện thoại di động là máy phát tần số vô tuyến công suất thấp, hoạt động ở tần số từ 450 đến 2700 MHz với công suất cực đại trong khoảng 0,1 đến 2 watt. Điện thoại chỉ truyền năng lượng khi được bật. Nguồn điện giảm nhanh chóng khi khoảng cách với thiết bị ngày càng tăng.

Đặt điện thoại càng gần thì mức tiếp xúc sóng điện thoại càng cao
Đặt điện thoại càng gần thì mức tiếp xúc sóng điện thoại càng cao

Do đó, một người sử dụng điện thoại di động cách xa cơ thể 30 – 40cm. Chẳng hạn như khi nhắn tin văn bản, truy cập Internet hoặc sử dụng thiết bị “rảnh tay” – sẽ có mức tiếp xúc với trường tần số vô tuyến thấp hơn so với khi người đó cầm điện thoại áp lên tai để nghe gọi.

Sóng điện thoại có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Theo WHO, một số lượng lớn các nghiên cứu đã được thực hiện trong hai thập kỷ qua để đánh giá liệu sóng điện thoại có tiềm ẩn nguy hiểm tới sức khỏe hay không. Sóng điện thoại có tác động đến con người nhưng không gây hậu quả nghiêm trọng.

Hiệu ứng ngắn hạn

Làm nóng mô là cơ chế tương tác chính giữa năng lượng tần số vô tuyến và cơ thể con người. Ở tần số mà điện thoại di động sử dụng, phần lớn năng lượng được da và các mô bề mặt khác hấp thụ, dẫn đến nhiệt độ tăng lên không đáng kể trong não hoặc bất kỳ cơ quan nào khác của cơ thể.

Sóng điện thoại có gây ảnh hưởng tới sức khỏe không?
Sóng điện thoại có gây ảnh hưởng tới sức khỏe không?

Một số nghiên cứu đã điều tra tác động của trường tần số vô tuyến lên hoạt động điện não, chức năng nhận thức, giấc ngủ, nhịp tim và huyết áp ở những người tình nguyện. Cho đến nay, nghiên cứu không đưa ra bất kỳ bằng chứng nhất quán nào về những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe do tiếp xúc với sóng điện thoại ngoài việc gây nóng mô.

Ảnh hưởng lâu dài

Nghiên cứu dịch tễ học kiểm tra các nguy cơ tiềm ẩn lâu dài do tiếp xúc với sóng điện thoại chủ yếu tìm kiếm mối liên quan giữa các khối u não và việc sử dụng điện thoại di động. Kết quả nghiên cứu trên động vật luôn cho thấy nguy cơ ung thư không tăng lên khi tiếp xúc lâu dài với sóng điện thoại.

Phân tích tổng hợp quốc tế về dữ liệu được thu thập từ 13 quốc gia tham gia cho thấy không có nguy cơ mắc bệnh u thần kinh đệm hoặc u màng não khi sử dụng điện thoại di động trong hơn 10 năm.

Sóng điện thoại có ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh?

Sóng điện thoại có gây ảnh hưởng tới trẻ sơ sinh không?
Sóng điện thoại có gây ảnh hưởng tới trẻ sơ sinh không?

Tuy chưa có bất cứ khẳng định nào về việc sóng điện thoại ảnh hưởng tới trẻ sơ sinh trên phương diện phát triển trí não hay là bệnh ung thư. Nhưng điều đó không có nghĩa là nó sẽ an toàn 100% với trẻ sơ sinh. So với trẻ lớn, đầu trẻ sơ sinh có kích thước nhỏ hơn, xương hộp sọ cũng mỏng hơn nên dễ hấp thụ nhiều bức xạ hơn.

Do đó, nhiều nhà nghiên cứu tin rằng sóng điện thoại gây ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh nhiều hơn trên những phương diện như:

  • Chậm phát triển và hay quấy khóc: Kích thước não bộ của trẻ sơ sinh chỉ bằng 1/4 người trưởng thành, đây cũng là giai đoạn các tế bào não có sự phát triển nhanh chóng. Do đó, nếu trẻ thường xuyên tiếp xúc với sóng điện thoại thì có thể sẽ hay quấy khóc, chậm phát triển.
  • Thị lực suy giảm: Mắt của trẻ còn rất yếu khi mới sinh ra nên khả năng chịu cường độ ánh sáng mạnh kém. Nếu cho trẻ nhìn màn hình điện thoại sớm có thể gây ra những bệnh về mắt và bị giảm thị lực. Đặc biệt, nếu sử dụng đèn flash để chụp ảnh cho bé  thì có thể khiến giác mạc bị tổn thương.

Đến đây hẳn bạn đã biết sóng điện thoại là gì rồi đúng không nào. Thực tế hiện chưa có những minh chứng nào về sóng điện thoại ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng đã có những dẫn chứng về việc dùng điện thoại nhiều ảnh hưởng đến thị lực. Do đó bạn không nên lưu ý khi dùng thiết bị này nhé.