Hệ thống sông là gì? Tìm hiểu về sông và đặc điểm sông

0
Tìm hiểu hệ thống sông là gì
Tìm hiểu hệ thống sông là gì

Chúng ta đã từng được tìm hiểu về sông và hệ thống sông trong chương trình Địa lý lớp 6. Đây là một phần kiến thức rất quan trọng mà người học cần phải nắm được. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ tổng hợp lại cho các bạn những kiến thức liên quan đến sông, hệ thống sông là gì. Mời các bạn cùng theo dõi!

Hệ thống sông là gì?

Hệ thống sông chính là một mạng lưới những con sông nhỏ hợp thành và cung cấp nước cho con sông chính. Hệ thống sông có thể bao gồm các phụ lưu (cung cấp nước cho các con sông chính); sông chính và các chi lưu (từ sông chính đổ ra những sông khác hay đổ ra biển).

Hệ thống sông là mạng lưới các sông nhỏ hợp thành
Hệ thống sông là mạng lưới các sông nhỏ hợp thành

Tìm hiểu về sông

Sông là gì?

Sông là một phần rất quan trọng trong quá trình tuần hoàn của hệ thống nước. Nó không những là một bồn thu nước mà còn là trung gian chuyển nước ra cả bên ngoài đại dương. Nói cách khác sông là một dòng chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.  

Nguồn gốc của sông

Tất cả mọi thứ sinh ra đều có một nguồn gốc và sông cũng như thế. Các dòng sông ở trên Trái Đất được hình thành do các hoạt động xâm thực của dòng nước. Trong quá trình dòng chảy, dòng nước dần dần sẽ bào mòn 1 phần địa hình và nó là sự khởi đầu của dòng sông.

Một dòng sông được hình thành trong một thời gian dài và tốc độ hình thành phụ thuộc vào địa chất nơi dòng chảy đi qua. Dòng nước chảy sẽ mang theo các vật xói mòn trên thượng lưu cùng những vật liệu bị xói dọc theo đường tạo thành bùn cát.

Nguồn gốc của sông
Nguồn gốc của sông

Sự phân bổ bùn cát ở sông cũng vô cùng phức tạp vì nó phụ thuộc nhiều vào địa hình, bán kính và cả vận tốc dòng chảy. Ở những nơi có mặt cắt co hẹp thì chỗ đó lại có vận tốc tăng và xói mòn diễn ra nhanh hơn, còn ở đoạn mặt cắt dòng sông mở rộng thì khi xói mòn mặt cắt lòng sông được mở rộng và từ đó giảm vận tốc dòng chảy. Quá trình trên diễn ra cho tới khi lòng sông đạt được một mức cân bằng.

Giữa dòng chảy và lòng sông luôn tương tác với nhau và có sự biến đổi liên tục, ít khi đạt được sự cân bằng bởi điều kiện thủy văn không tuân theo bất cứ quy luật nào cả.

Bùn cát trong sông cũng trở nên phong phú hơn vào mùa nước lũ. Do đó mà đa số các nguồn cát lòng sông đều được tạo thành do nhiều trận mưa lớn ở trên lưu vực. Nếu đất đai ở trên lưu vực có rất ít cây bao phủ thì tốc độ xâm thực càng nhanh hơn và tạo thành dòng nhiều bùn cát hơn.

Sau khi lũ hạ đi, bùn cát được tích lại thành từng vùng và đó gọi là ghềnh cạn. Do sự hình thành các ghềnh cạn này mà có nhiều chuyến tàu bị đối hướng và nguồn gốc bùn cát cũng ảnh hưởng nhiều đến đặc trưng của dòng sông và từ đó tạo ra rất nhiều loại sông khác nhau.

Phân loại sông

Dựa trên các tiêu chí khác nhau mà sông được chia thành những loại sau:

– Dựa theo bậc sông

Ở mức độ chi tiết sông được phân loại dựa theo Horton-Strahler. Những sông thượng nguồn thường được đánh số 1. Hai sông cấp 1 thường được hợp tạo thành sông cấp 2 và hai sông cấp 2 thì lại hợp thành được sông cấp 3.

Từ đó cứ 2 sông cùng cấp hợp với nhau thì cũng có thể hợp thành được sông lớn hơn 1 bậc. Cứ như thế người ta đánh số phân loại cho đến tận cửa sông.

Phân loại sông dựa theo bậc sông và theo địa hình
Phân loại sông dựa theo bậc sông và theo địa hình

– Dựa theo địa hình: chia thành sông trẻ, sông trưởng thành, sông tái sinh và sông già.

  • Sông trẻ: là loại sông có độ dốc rất lớn, có nước chảy xiết và rất ít phụ lưu. Các dòng dẫn sông xâm nhập vào sâu và chúng có thể phát triển nhanh hơn theo chiều ngang về sự xói mòn.
  • Sông trưởng thành: là sông có độ dốc nhỏ hơn và chảy chậm hơn so với sông trẻ. Sông trưởng thành có rất nhiều phụ lưu đổ về và nó có lưu lượng nước lớn hơn rất nhiều so với sông trẻ.
  • Sông già: là sông có độ dốc rất thấp và có khả năng xói mòn nhỏ. Các sông già cũng được đặc trưng bởi nhiều bãi bồi chẳng hạn như sông Hằng, sông Hoàng Hà, sông Ấn, sông Nile,…
  • Sông tái sinh: có độ dốc do lực kiến tạo của các tầng địa chất khác nhau.

Vai trò của sông

Hệ thống sông ngòi không nhưng tạo được cảnh quan du lịch sinh thái mà còn cung cấp nước cho các hoạt động sản xuất, đời sống của con người. Chẳng hạn như:

– Sông như một cầu nối giữa nhiều vùng miền, thuận lợi cho phát triển giao thông đường thủy.

– Cung cấp nguồn nước phục vụ cho những hoạt động sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp.

– Cung cấp nguồn lợi về thủy sản, sự phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.

Sông đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất và đời sống con người
Sông đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất và đời sống con người

– Là nơi sinh sống của nhiều loại động vật và thực vật, giúp hệ sinh thái trở nên đa dạng hơn.

– Điều hòa nhiệt độ trong khí quyển chẳng hạn như điều hòa lượng mưa.

– Tạo ra nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, đa dạng và phát triển được du lịch sinh thái.

Một số khái niệm về sông khác
Lạch sông là gì?

Lạch sông là những con sông hay con suối nhỏ hoặc có thể là kênh hẹp giữa các đảo khác nhau. Mặt khác lạch sông cũng được mô tả là một nhánh sông cạn, một trong những khác biệt chính giữa lạch sông và sông chính là kích thước của chúng. Vì thực tế 1 con sông thường có kích thước lớn hơn con lạch. Tuy nhiên cần lưu ý mỗi một quốc gia lại có khái niệm về lạch sông khác nhau.

Lưu lượng sông là gì?

Lưu lượng sông là một lượng nước chảy qua mặt cắt ngang sông trong một đơn vị thời gian. Nhịp điệu thay đổi của lưu lượng sông trong 1 năm làm thành được chế độ dòng chảy hoặc thủy chế của nó. Trong đó thủy chế của sông còn được hiểu là chế độ chảy của mỗi con sông.

Phụ lưu sông là gì?

Phụ lưu sông là 1 dòng sông đổ nước vào một dòng sông chính hoặc trong hồ nước. Vùng đổ nước này gọi là cửa sông và nó cũng là nơi kết thúc của phụ lưu đó, còn điểm chung với con sông chính là điểm hợp lưu.

Phụ lưu sông là dòng sông đổ nước vào sông chính hay hồ nước
Phụ lưu sông là dòng sông đổ nước vào sông chính hay hồ nước

Không có bất cứ nguyên tắc cụ thể nào để có thể phân biệt được đâu là phụ lưu, đâu là sông chính. Bởi nó cần kế thừa từ việc người xưa đã đặt tên các đoạn sông theo ý riêng của họ. Nhưng nhìn chung, sông hẹp hơn ngắn hơn và lưu lượng nhỏ hơn được coi là phụ lưu.

Tuy nhiên cũng có lúc sông dài hơn và lưu lượng sông lớn lại vẫn bị coi là phụ lưu. Ví dụ như Missouri dài hơn và lưu lượng lớn hơn sông Mississippi, thế nhưng sông Missouri là phụ lưu sông Mississippi.

Cồn sông là gì?

Cồn sông là một khu vực trầm tích cao được lắng đọng bởi dòng chảy. Vị trí của cồn sông được xác định bởi hình dạng dòng sông và dòng chảy của nó. Các cồn sông phản ánh được điều kiện cung cấp trầm tích, từ đó chỉ ra được nơi nào có tốc độ cung cấp trầm tích lớn hơn khả năng vận chuyển.

Ở các loại cồn giữa kênh được gọi là cồn phân dòng, điểm cồn phổ biến nhất ở sông uốn khúc và cuối cùng đó là cồn miệng phổ biến ở vùng đồng bằng sông.

Kè sông là gì?

Đây là dạng công trình là được xây dựng thiết kế để bảo vệ tốt bờ sông dưới tác động xói mòn, sạt lở và gây nên dòng chảy, sóng. Thông thường kè sông được thiết kế nhiều ở trên mái đê.

Bài viết trên chúng tôi đã tổng hợp cho các bạn kiến thức về sông, hệ thống sông là gì. Hy vọng những kiến thức trên hữu ích với bạn