Tranh giành hay tranh dành? Đâu mới là từ đúng ngữ pháp

0
Tranh giành hay tranh dành mới đúng chính tả?
Tranh giành hay tranh dành mới đúng chính tả?

Tranh giành hay tranh dành mới đúng chính tả? Đây là vấn đề khiến khá nhiều người băn khoăn. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu câu trả lời cho vấn đề này nhé, mời các bạn theo dõi!

Phân biệt “giành” và “dành”

Trong từ điển tiếng Việt “giành” và “dành” đều là hai từ có nghĩa trong tiếng Việt. Mặc dù phát âm giống nhau, tuy nhiên ý nghĩa của chúng lại hoàn toàn khác nhau và được sử dụng trong các ngữ cảnh khác nhau.

Tranh giành hay tranh dành mới đúng chính tả?
Tranh giành hay tranh dành mới đúng chính tả?

Dành là gì?

“Dành” ở đây được hiểu có nghĩa là cất đi, cất trữ, lưu giữ một thứ gì, điều gì đó cho bản thân mình hoặc cho một người nào đó khác.

Vì thế “dành” thường được kết hợp với các từ khác để thành một từ ghép có nghĩa chẳng hạn như để dành, dành cho, dành riêng, dỗ dành, dành dụm,…

Giành là gì?

“Giành” là một động từ mang ý nghĩa là giành lấy, đoạt lấy thứ gì đó vốn là của người khác hoặc một người đạt được thứ gì đó cho bản thân mình. Trong nhiều trường hợp “giành” như để chỉ sự nỗ lực của bản thân một người khi họ đã cố gắng đoạt lấy một thứ gì đó ý nghĩa về cho mình.

Tương tự như “dành”, “giành” cũng có thể ghép với những từ khác để trở thành một từ ghép hay cụm từ có nghĩa chẳng hạn như: giành giật, giành thắng lợi, giành lại quyền tự do,…

Ngoài ra, “giành” cũng là một tên gọi chỉ một loại đồ đan bằng tre nứa có phần đáy phẳng và hay được sử dụng đựng đồ trong nhà nông. Ngày xưa vật dụng này được sử dụng nhiều hơn khi nó được dùng để vận chuyển thực phẩm hàng hóa ngày xưa. Còn ở ngày nay nó ít được biết đến vì có nhiều vật dụng tiện lợi hơn để thay thế.

Ví dụ: giành lúa, giành ngô,…

Nghĩa khác của giành là chỉ đồ vật
Nghĩa khác của giành là chỉ đồ vật

Phân biệt “giành” và “dành”

Như vậy, qua phân tích về ý nghĩa của “giành” và “dành” ở trên, chúng ta có thể thấy được mặc dù phát âm giống nhau nhưng ý nghĩa 2 từ này khác nhau hoàn toàn. Chỉ có thể dựa vào ý nghĩa của chúng để người dùng có thể phân biệt 2 từ và biết cách ghép với những từ khác cho phù hợp.

  • Dành: Để lại thứ gì đó cho mình hay cho người khác => Có ý nghĩa là cho đi.
  • Giành: Đoạt lấy, cướp lấy một thứ gì, điều gì đó từ người khác => Có ý nghĩa chiếm đoạt.

Tranh giành hay tranh dành là đúng?

Theo như chúng ta tìm hiểu ở trên, với ý nghĩa chiếm đoạt, đoạt lấy thì “tranh giành” mới là từ đúng chính tả.

“Tranh giành” là một hành động tranh với người khác để lấy được thứ gì đó về bản thân mình.

Còn bản thân từ “dành” không thể ghép với từ “tranh” và “tranh dành” là từ vô nghĩa, không có trong từ điển tiếng Việt.

Ví dụ: Cô ấy tranh giành đồ ăn với tôi.

Lưu ý giúp bạn không bị sai chính tả

Tiếng Việt vô cùng phong phú, đôi khi khiến chúng ta bị nhầm lẫn chính tả khi sử dụng, đặc biệt là với những từ có âm tiết, phát âm gần giống với nhau. Để không bị sai chính tả khi sử dụng, các bạn cần phải lưu ý một số điều sau đây:

Lưu ý để không mắc các lỗi sai chính tả
Lưu ý để không mắc các lỗi sai chính tả

Ghi nhớ những từ đặc biệt

Đối với những lỗi sai hay mắc phải bạn cần phải chủ động ghi nhớ để không bị lặp lại lần nữa. Có thể sử dụng giấy ghi chú lại, liệt kê ra những từ mà dễ sai nhất.

Hiểu đúng nghĩa

Điều quan trọng để không bị sai chính tả đó là bạn cần phải hiểu đúng nghĩa của các từ. Từ đó bạn có thể dễ dàng phân biệt được từ nào là sai chính tả và biết cách sử dụng phù hợp trong từng ngữ cảnh.

Sử dụng từ điển tra cứu

Khi có bất kỳ nghi ngờ nào về từ mà mình viết hay nói, bạn có thể tra cứu lại từ điển bằng điện thoại hay từ điển giấy để biết chính xác đáp án.

Nhờ một người khác kiểm tra lại

Nếu bạn viết bài luận, làm văn,… sẽ khó để tự mình phát hiện lỗi sai của mình. Vì thế nên nhờ một người khác xem xét lại bài của mình nhé.

Như vậy, bài viết trên chúng ta đã cùng tìm hiểu, và biết được câu trả lời cho vấn đề tranh giành hay tranh dành mới đúng chính tả. Mong rằng bài viết trên hữu ích, giúp bạn hiểu rõ hơn về từ này và biết cách sử dụng chính xác trong từng hoàn cảnh.