Tết Hàn thực là gì? Những điều cần biết về tết Hàn thực

0

Vào 3/3 âm lịch hàng năm, người Việt sẽ ăn Tết Hàn thực. Song không phải ai cũng đã biết tết Hàn thực là gì? Chính vì vậy trong bài viết dưới đây chúng tôi đã tổng hợp các thông tin liên quan đến ngày tết này để các bạn tham khảo. 

Tết Hàn thực là gì? Nguồn gốc

Tết Hàn thực của Việt Nam diễn ra vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm, vào ngày này người Việt sẽ làm bánh trôi, bánh chay để dâng lên thần linh, ông bà tổ tiên để thể hiện lòng biết ơn. Lý giải theo tên gọi thì, hàn thực là từ Hán Việt có nghĩa là “đồ ăn lạnh” như vậy “Tết Hàn thực” là “tết ăn đồ ăn lạnh”.

Tết Hàn thực này có nguồn gốc từ Trung Quốc và nó gắn liền với một điển tích nổi tiếng được lưu truyền nhiều đời về vua Tần Văn công nước Tần và Giới Tử Thôi. 

Tết hàn thực là gì? 

Tết hàn thực là gì? 

Tương truyền rằng, vào thời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công của nước Tấn, gặp loạn nên rơi vào tình cảnh lưu vong, nay trú nước Tề, mai trú nước Sở. Lúc bấy giờ có một người hiền sĩ tên là Giới tử thôi đã theo vua giúp đỡ việc bày mưu tính kế. Một hôm, khi đang trên đường lánh nạn, lương thực cạn kiệt, Giới Tử Thôi đã lén cắt một miếng thịt đùi của mình nấu lên để dâng vua Tấn. Vua ăn xong hỏi ra mới biết chuyện, từ đó đem lòng cảm kích vô cùng với Giới Tử Thôi. 

Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công dòng dã mười chín năm trời, cùng vượt qua nhiều gian truân nguy hiểm. Về sau, vua Tấn (Tấn Văn Công) giành lại được ngôi báu, lại được làm vua nước Tấn đã phong thưởng rất hậu cho những người có công trong khi tòng vong, nhưng ông lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận, nghĩ đó cái nghĩa vụ của mình, không phải công lao gì đáng nói. Vì vậy, ông đã không dãi bày gì mà về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn để ở ẩn. 

Giải đáp tết hàn thực có nguồn gốc từ nước nào?

Giải đáp tết hàn thực có nguồn gốc từ nước nào?

Về sau vua Tấn Văn Công nhớ ra, đã cho người đi tìm. Nhưng lúc này Giới Tử Thôi một mực không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng. Chính vì vậy mà Vua Tấn đã hạ lệnh đốt rừng với ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải cõng mẹ ra. Nhưng vua Tấn không ngờ rằng Giới Tử Thôi thà chết chát chứ nhất quyết nhất định không chịu tuân mệnh dẫn đến kết cục cả hai mẹ con Giới Tử Thôi đều chết cháy. Vua Tấn Văn Công thương xót, đã cho lập miếu thờ và hạ lệnh, phải kiêng đốt lửa 3 ngày, chỉ được ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm Giới Tử Thôi (Thời gian này kéo dài từ mùng 3 tháng 3 cho đến mùng 5 tháng 3 Âm lịch hàng năm).

Tết Hàn Thực của người Việt hay của Trung Quốc?

Mặc dù có nguồn gốc từ Trung Quốc, song Tết Hàn thực của người Việt mang những màu sắc riêng của dân tộc Việt. Bản thân ngày tết này cũng  đã mang ý nghĩa và thể hiện rất rõ nét đặc trưng văn hóa, lối sống, cùng những khát vọng mơ ước rất riêng của người Việt. Cũng chính điều này đã tạo nên sức sống lâu bền của ngày tết bánh trôi, bánh chay tại Việt Nam.

Tại Trung Quốc tết Hàn Thực kiêng đốt lửa trong 3 ngày và chỉ ăn thức ăn lạnh đã được nấu từ trước đó. Còn Tết Hàn thực của Việt Nam không kiêng lửa, người dân vẫn nấu nướng bình thường. Điều đặc biệt, người Việt còn sáng tạo ra món bánh trôi, bánh chay là để tượng trưng cho Tết Hàn thực.

Tết Hàn thực của nước nào?

Tết Hàn thực của nước nào?

> Xem thêm:

Ý nghĩa Tết Hàn thực Việt Nam

Tết Hàn thực của Trung Quốc là để tưởng nhớ Giới Tử Thôi vậy Tết Hàn thực của Việt Nam có ý nghĩa gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu điều này ngay đây nhé!

Tưởng nhớ đến những người thân đã khuất

Tại Việt Nam Tết Hàn thực là dịp để con cháu tưởng nhớ về ông bà tổ tiên và những người thân đã mất của mình. Vào ngày lễ này người Việt sẽ làm bánh trôi và chè trôi nước để dâng lên ông bà tổ tiên, thể hiện lòng thành kính của mình, tưởng nhớ công ơn dưỡng dục và những điều tốt đẹp mình được hưởng do ông bà tổ tiên để lại. Đây cũng là dịp để những người còn sống làm việc phước đức để cầu mong người đã khuất sớm được siêu thoát.

Thể hiện truyền thống dân tộc

Tết Hàn thực không chỉ thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của người Việt mà còn thể hiện tinh thần sắt son, kiên định vững vàng của người Việt. Để nón bánh này chín người ta cần phải luộc nó trong nước sôi, trải qua sự chìm nổi mà bánh vẫn không bị nát vẫn tròn đẹp, điều này tượng trưng cho truyền thống quật cường của người Việt ta từ bao đời nay.  Những chiếc bánh trôi bánh chay tròn đầy, trắng tinh khôi thể hiện sự thanh khiết, trong sạch trong tâm hồn, cho sự vẹn toàn, đầy đủ ấm no.

Lý giải tại sao tết hàn thực lại ăn bánh trôi?

Lý giải tại sao tết hàn thực lại ăn bánh trôi?

 Bánh trôi đã đi vào thơ ca, nổi bật nhất là bài “bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. Hình ảnh bánh trôi nước trong bài thơ ẩn dụ cho nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: trong trắng, hy sinh, lam lũ, sự tảo tần,…

“Thân em vừa trắng vừa tròn,

Ba chìm, bảy nổi với nước non.

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”

Ôn lại chuyện xưa

Vào lễ Hàn Thực các thành viên trong gia đình lại quây quần bên nhau tự tay nặn những viên bánh trôi, bánh chay để dâng lên tổ tiên. Sau đó, sẽ cùng thưởng thức và chia sẻ với nhau về những mẩu chuyện của riêng mình cùng những mẫu chuyện xưa của dân tộc.

Trong số những mẫu chuyện xưa, nổi tiếng của nước ta được nhắc đến trong ngày này là sự tích ” Lạc long quân- Âu Cơ”. Bởi hình ảnh những chiếc bánh trôi giúp mọi người liên tưởng đến “bọc trăm trứng” của mẹ Âu Cơ. Theo thời gian, Tết Hàn thực không thể thiếu được bánh trôi, bánh chay và cả những câu chuyện xưa tạo nên không khí ấm áp.

Trên đây là những thông tin về Tết Hàn thực chúng tôi đã tổng hợp lại để chia sẻ với các bạn. Hy vọng qua bài viết các bạn đã biết được tết Hàn thực là tết gì? Có nguồn gốc từ đâu và ăn gì trong ngày này.