So sánh các loại máy bơm mỡ cầm tay: Nên sử dụng loại nào?

0
máy bơm mỡ cầm tay dùng pin/bình ắc quy
Máy dùng PIN vừa cơ động vừa nhanh chóng, không tốn sức khi tra mỡ

Với những yêu cầu trong việc sửa chữa, bảo dưỡng linh động, thuận tiện di chuyển thì máy bơm mỡ cầm tay chính là sự lựa chọn tối ưu nhất hiện nay. Hiện nay trên thị trường khá đa dạng các mẫu máy bơm mỡ bò cầm tay giúp đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng. Bài viết hôm nay, quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin chi tiết về dòng sản phẩm này nhé!

Giới thiệu những dòng máy bơm mỡ bò cầm tay hiện nay

Máy bơm mỡ bò là sản phẩm hỗ trợ việc tra mỡ bôi trơn vào các chi tiết máy móc, bề mặt ma sát, ổ trục… Nhờ có sự hỗ trợ đắc lực này mà các công việc đều được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm thời gian và công sức.

Máy bơm mỡ bò bằng tay
Máy bơm mỡ bò bằng tay mang lại nhiều lợi ích khi sử dụng

Máy bơm mỡ cầm tay với ưu thế nổi bật chính là thiết kế nhỏ gọn để tạo được sự linh hoạt trong công việc. Hiện nay trên thị trường có những loại máy bơm mỡ bò cầm tay như:

  • Súng bơm mỡ cầm tay: Với thiết kế vô cùng nhỏ gọn, cân nặng trên dưới 4kg và ống chứa mỡ nhỏ gọn nên vô cùng thuận tiện khi thực hiện công việc bảo dưỡng trên cao, ngoài công trường,… Với phân loại này, người ta còn chia thành súng bơm mỡ dùng PIN/ắc quy, không dùng PIN/ắc quy hoặc súng bơm mỡ khí nén cầm tay.
  • Máy bơm mỡ bò bằng tay: Đây là loại máy bơm mỡ cũng sử dụng sức người, lực đẩy của tay để đưa mỡ từ trong thùng chứa ra ngoài. Dòng sản phẩm có thiết kế tương tự các model bơm mỡ bằng khí nén hoặc bằng điện nhưng có thùng chứa nhỏ (từ 12 – 20 lít).

Trong bài viết hôm nay, giamayhutam sẽ tập trung phân tích về súng bơm mỡ cầm tay nhé!

Nên sử dụng máy bơm mỡ cầm tay chạy PIN hay máy không dùng PIN?

Súng bơm mỡ cầm tay bằng pin
Loại súng dùng PIN hỗ trợ lực bơm khỏe và đều hơn

Súng bơm mỡ cầm tay có kích thước nhỏ gọn nhưng vẫn có thể được trang bị động cơ với PIN/ắc quy để hỗ trợ quá trình vận hành. Nhìn chung, chúng đều đáp ứng được tiêu chí nhỏ gọn, thuận tiện làm việc. Với mức dung tích từ 400 – 1000cc, dòng súng bơm mỡ bò này có ưu thế hơn hẳn máy bơm mỡ bằng tay/chân khi cần tiếp cận các vị trí trên cao.

Người dùng có thể cân nhắc đầu tư súng bơm mỡ cầm tay có PIN hoặc không sau những so sánh dưới đây:

Tiêu chí Súng bơm mỡ dùng PIN Súng bơm mỡ không dùng PIN
Thiết kế: Có thêm bộ phận chứa PIN, ắc quy nên có phần cồng kềnh hơn, trọng lượng lớn hơn. Đơn giản, nhỏ gọn với các bộ phận cơ bản: ống chứa mỡ, tay cầm, vòi phun…
Khả năng làm việc: Ngoài ống mềm thì ống chứa mỡ có khả năng quay tới 90 độ nên thuận tiện hơn khi hoạt động, điều chỉnh lực bắn theo ý. Có ống bắn mỡ mềm thuận tiện cho công việc và ống mỡ thẳng không có khả năng tự điều chỉnh.
Mức giá: Giá cao hơn loại không dùng PIN khoảng 2 – 3 lần. Dao động từ 1 – 3 triệu đồng, một số dòng máy cao cấp có thể từ 5 triệu đến hơn 10 triệu. Rẻ hơn dòng máy bơm mỡ cầm tay dùng PIN, giá dao động từ vài trăm nghìn cho đến trên dưới 3 triệu đồng.
máy bơm mỡ bò cầm tay
Loại máy không dùng PIN có giá thành rẻ nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả

Dòng máy bơm mỡ cầm tay khí nén cũng có thiết kế tiện dụng nhưng chúng phải sử dụng năng lượng từ khí nén giống các model bơm mỡ khí nén công nghiệp nên không được đề cập trong bài viết này. Chúng tôi sẽ tổng hợp các thông tin về máy bơm mỡ khí nén mini cầm tay trong các bài viết sau nhé!

Một số máy bơm mỡ bò cầm tay tốt nhất hiện nay

Với những đánh giá trên, bạn có thể đầu tư dòng sản phẩm này cho nhu cầu bảo dưỡng cơ động tại công trường, những nơi không thuận tiện nguồn điện, khí nén hoặc tại những vị trí trên cao. Bạn có thể tham khảo một số model dưới đây trước khi đưa ra quyết định của mình:

Dòng máy bơm mỡ cầm tay không PIN:

Model Thông số
Yato YT-0700 – Ống chứa mỡ: 500ml

– Áp lực bơm: 31 – 70MPa

Yato YF0700 – Ống chứa mỡ: 500ml

– Áp lực bơm: 31 – 70MPa

– Trọng lượng: 1.25kg

YATO YT-07042 – Ống chứa mỡ: 600ml

– Áp lực bơm: 27 – 41MPa

Kapusi Nhật Bản – Ống chứa mỡ: 400 – 600ml

– Áp lực bơm: 10000PSI

Dòng máy bơm mỡ bò cầm tay dùng PIN/ắc quy:

máy bơm mỡ cầm tay dùng pin/bình ắc quy
Máy dùng PIN vừa cơ động vừa nhanh chóng, không tốn sức khi tra mỡ

Tham khảo một số model nổi bật:

Model Thông số
Makita DGP180 – Tác động mỗi phút: 430 l/p

– Áp suất bơm: 69MPa

– Ống dẫn mỡ: 120cm

– Kích thước: 390 x 100 x 240mm

– Trọng lượng: 4.2 – 6.0kg

LG1200-C-3 – Áp suất làm việc: 6500PSI

– Lượng mỡ ra: 

– Dung lượng PIN: 1700mAh Ni-Cd, sạc nhanh trong vòng 1 giờ.

– Màn hình: LCD hiển thị dung lượng PIN

– Kích thước cả PIN: 420 x 210 x 84mm

– Trọng lượng cả PIN: 3.18kg

Kết luận

Sau những thông tin vừa rồi, có thể thấy rằng máy bơm mỡ cầm tay có sự tiện dụng, cơ động rất cao. Bạn có thể đầu tư dòng sản phẩm này để giúp việc tra mỡ bôi trơn tại các vị trí trên cao hoặc ngoài công trường, bến cảng,… được nhanh chóng, thuận lợi hơn.