Bệnh bạch hầu là gì? Những điều bạn cần biết về bệnh bạch hầu

0
Corynebacterium diphtheriae là vi khuẩn gây ra bệnh
Bạch hầu là bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae

Bệnh bạch hầu là gì? Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính khá phổ biến và nguy hiểm với tỷ lệ tử vong lên đến 20%. Người nhiễm bệnh có thể tử vong trong trong vòng 6 – 10 ngày nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Để biết được về triệu chứng, mức độ nguy hiểm, phương pháp phòng ngừa bạch hầu hiệu quả, hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Bệnh bạch hầu là gì?

Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae (hay còn gọi là trực khuẩn Klebs-Loeffler) gây ra. Vi khuẩn có thể xuất hiện ở đường hô hấp trên như mũi, họng, thanh quản, gây nên những giả mạc dai và dính, khó bóc tách. Nghiêm trọng hơn, chúng có thể sinh ra ngoại độc tố gây nhiễm độc toàn thân, ảnh hưởng đến tim, thận và thần kinh.

Corynebacterium diphtheriae là vi khuẩn gây ra bệnh
Bạch hầu là bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae

Căn bệnh này có khả năng lây truyền mạnh và nhanh chóng tạo thành dịch. Thời kỳ lây bệnh không cố định, có thể kéo dài khoảng 2 tuần hoặc ngắn hơn, ít nhất là trên 4 tuần. Lứa tuổi dễ mắc bệnh bạch hầu Diphtheria là trẻ em dưới 15 tuổi và cả ở những người lớn tuổi hơn (khi chưa được tiêm vắc-xin đầy đủ nên chưa có miễn dịch đặc hiệu với vi khuẩn bạch hầu).  

Triệu chứng bệnh bạch hầu

Khi bị vi khuẩn xâm nhập và tấn công, trong 2 – 5 ngày sau khi phơi nhiễm cơ thể của người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng.Tuy nhiên, những triệu chứng của bệnh sẽ dễ khiến mọi người nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường. Tùy vào từng thể bệnh mà các triệu chứng bệnh bạch hầu ở người lớn và trẻ em cũng có sự khác biệt.

Tùy vào mỗi thể trạng mà người mắc sẽ có triệu chứng khác nhau
Tùy từng thể bệnh mà triệu chứng của bạch hầu ở mỗi người là khác nhau

Bệnh bạch hầu mũi trước

Bệnh nhân sổ mũi, chảy ra chất mủ nhầy đôi khi có máu hoặc màng trắng ở vách ngăn mũi. Thể bệnh này thường nhẹ hơn do độc tố của vi khuẩn ít thâm nhập vào máu.

Bệnh bạch hầu họng và amidan

Người nhiễm bệnh cảm thấy mệt mỏi, đau họng, chán ăn, sốt nhẹ. Từ 2 – 3 ngày sẽ xuất hiện đám hoại tử tạo thành lớp giả mạc trắng xanh, dai và dính chắc vào amidan, hoặc bao phủ cả vùng hầu họng. Một số trường hợp, bệnh nhân bị sưng nề vùng dưới hàm và các hạch vùng cổ làm cổ bạnh ra như cổ bò. Trường hợp nặng, người bệnh sẽ phờ phạc, xanh tái, mạch nhanh, đờ đẫn, hôn mê. Nếu không được điều trị tích cực, có thể sẽ tử vong trong 6 – 10 ngày.

Bạch hầu thanh quản

Đây là thể bệnh có tiến triển nhanh và nguy hiểm. Bệnh nhân mắc bệnh sẽ có dấu hiệu sốt nhẹ, ho, khàn tiếng, các giả mạc tại thanh quản hoặc từ hầu họng lan xuống. Nếu không được điều trị kịp thời, các giả mạc có thể gây tắc đường thở, khiến bệnh nhân suy hô hấp và tử vong nhanh chóng.

Ngoài những vị trí kể trên, vi khuẩn Diphtheria còn có thể gây bệnh ở một số vị trí khác như gây loét ở da, niêm mạc (mắt, âm đạo, ống tay). Tuy nhiên những trường hợp này thường hiếm gặp và có tiến triển bệnh nhẹ.

Thể bệnh bạch hầu lây qua đường nào?

Thông thường vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae nhân lên ở trên hoặc gần bề mặt của màng nhầy của cổ họng và lây lan qua các con đường chính như:

bệnh bạch cầu chủ yếu lây qua đường hô hấp
Bệnh bạch hầu chủ yếu lây truyền theo đường hô hấp
  • Bạc hầu chủ yếu lây trực tiếp qua đường hô hấp khi người bệnh nói, ho, hắt hơi,… Người khác sẽ bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc gần và hít phải vi khuẩn. Theo con đường này, bạch hầu sẽ lây lan nhanh chóng, đặc biệt là ở những nơi đông người.
  • Việc sử dụng những vật dụng mà người nhiễm bệnh đã dùng như từ cốc uống nước, khăn tắm, khăn tay,… và thức ăn mang vi khuẩn đều có nguy cơ bị lây nhiễm vi khuẩn bạch hầu.
  • Ngoài ra, vi khuẩn cũng lây qua các tổn thương trên da như vết thương nhiễm trùng, vết đốt côn trùng,… và dẫn đến bạch hầu da.

Trong vòng 6 tuần, những người đã bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu nhưng chưa được điều trị vẫn có thể lây nhiễm cho những người khỏe mạnh. Kể cả khi họ không có bất kỳ triệu chứng nào.

Diphtheria bệnh bạch hầu có nguy hiểm không?

Bệnh bạch hầu được đánh giá là bệnh nguy hiểm bởi có nguy cơ lây lan nhanh. Đồng thời bệnh còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời như:

Loại bệnh này được đánh giá là có nguy cơ lây lan nhanh chóng
Bệnh bạch hầu được đánh giá là bệnh nguy hiểm bởi có nguy cơ lây lan nhanh
  • Biến chứng tim mạch: Có thể xảy ra trong giai đoạn phát bệnh hoặc cũng có thể chậm hơn vài tuần sau khi bệnh đã khỏi. Khi viêm cơ tim, rối loạn dẫn truyền cơ tim, huyết khối tim xuất hiện sớm trong những ngày đầu của bệnh, tiên lượng thường rất thấp, tỷ lệ tử vong rất cao.
  • Biến chứng thần kinh: Thường ảnh hưởng đến dây thần kinh vận động và có thể hồi phục hoàn toàn (nếu bệnh nhân không tử vong vì biến chứng khác). Biến chứng thần kinh có thể gây liệt màn khẩu cái (màn hầu), liệt các dây thần kinh vận nhãn, cơ chi, liệt cơ hoành. Viêm phổi, suy hô hấp có thể xuất hiện do hậu quả của việc cơ hoành bị liệt.
  • Biến chứng thận: Bao gồm những tổn thương ở cầu thận và ống thận.

Nói bạch hầu nguy hiểm bởi bệnh này có tỷ lệ tử vong cao lên đến 20%, đặc biệt là ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 40 tuổi. Tỷ lệ tử vong của bệnh bạch hầu dường như không có sự thay đổi trong suốt 50 năm qua.

Cách phòng ngừa bệnh bạch hầu?

Hiện nay, đã có thuốc để điều trị cho bệnh bạch hầu, tuy nhiên trong giai đoạn tiến triển của bệnh nếu dùng thuốc có thể gây hại cho tim, thận và hệ thần kinh người bệnh. Theo đó, việc tuân thủ các biện pháp phòng ngừa có thể giúp giảm nguy cơ lây nhiễm và làm giảm mức độ và thời gian ủ bệnh.

Tiêm vắc xin  sẽ giúp con tăng cường hệ miễn dịch
Tạo miễn dịch bằng cách tiêm vắc xin bạch hầu là biện pháp an toàn, hiệu quả
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với người bệnh. Khi ho hoặc hắt hơi nên che miệng, cần chú ý giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày.
  • Tăng cường sức khỏe tổng thể bằng cách duy trì một lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống cân đối, vận động thường xuyên và đủ giấc ngủ.
  • Hạn chế tiếp xúc với những người mắc bệnh bạch hầu để tránh lây nhiễm. Người có dấu hiệu mắc bệnh phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

Bạch hầu là bệnh nguy hiểm nhưng có thể đề phòng bằng cách tiêm chủng phòng bệnh. Việc trì hoãn việc tiêm phòng vì bất cứ lý do gì cũng sẽ khiến cho trẻ tăng nguy cơ mắc bệnh. Bệnh bạch hầu không có tính miễn dịch trọn đời, nếu đã mắc bệnh nguy cơ bị tái nhiễm là rất cao. Vì thế, chủ động tạo miễn dịch bằng cách tiêm vắc xin là biện pháp an toàn, hiệu quả và kinh tế nhất.

Hy vọng rằng qua bài viết trên, các bạn đã biết được bệnh bạch hầu là gì? Đồng thời nắm được thông tin về triệu chứng, mức độ nguy hiểm của bệnh và phương pháp phòng ngừa hiệu quả. Bạch hầu là bệnh nguy hiểm, vì vậy khi có bất cứ triệu chứng nào của bệnh, hãy đến ngay các cơ sở y tế hoặc bệnh viện được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.