Giải đáp: Bạch cầu cao ở trẻ em có nguy hiểm không?

0
Bạch cầu tham gia tích cực hoạt động sống của cơ thể
Bạch cầu tham gia tích cực vào các hoạt động sống của cơ thể

Bạch cầu cao ở trẻ em có nguy hiểm không là câu hỏi được nhiều bậc phụ  huynh quan tâm. Theo đó, nhiệm vụ chính của bạch cầu là bảo vệ cơ thể và tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên khi số lượng bạch cầu tăng cao thì đó là dấu hiệu cảnh báo cơ thể gặp vấn đề, nhất là ở trẻ em. Vậy, lượng bạch cầu ở trẻ là bao nhiêu? Bạch cầu cao có gây nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu nhé!

Chức năng quan trọng của bạch cầu đối với cơ thể

Bạch cầu là những tế bào máu trắng có tác dụng chống lại các tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể. Khi hệ miễn dịch phát hiện ra các tác nhân này, tế bào bạch cầu sẽ bắt đầu phát huy chức năng và nhiệm vụ của mình.

Bạch cầu tham gia tích cực  hoạt động sống của cơ thể
Bạch cầu tham gia tích cực vào các hoạt động sống của cơ thể

Bạch cầu là những tế bào máu trắng có tác dụng chống lại các tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể.

  • Biến đổi hình dáng để xuyên mạch (đi qua các tế bào nội mô mạch máu).
  • Thực bào: Đưa các vi sinh vật vào trong bào tương và tiêu hóa chúng.
  • Hóa ứng động: Khi khuẩn xâm nhập hay các tế bào bị tổn thương sẽ phóng ra các hóa chất đặc biệt để hấp dẫn bạch cầu đi tới.
  • Giải phóng các chất dẫn truyền, sản sinh kháng thể để bảo vệ cơ thể.

Số lượng bạch cầu bình thường ở trẻ em là bao nhiêu?

Để biết trẻ bị bạch cầu cao có nguy hiểm không, chúng ta cần nắm được số lượng bạch cầu thực tế theo tuổi. Theo đó, trẻ càng nhỏ thì số lượng bạch cầu sẽ cao hơn so với những trẻ lớn. Cụ thể như sau:

Lượng bạch cầu bình thường ở trẻ phụ thuộc vào độ tuổi thực tế
Lượng bạch cầu bình thường ở trẻ phụ thuộc vào độ tuổi thực tế
  • Ở trẻ sơ sinh: Từ 10.000 – 30.000/mm³ (10 – 30 X 109/L).
  • Ở trẻ dưới 1 tuổi: Từ 10.000 – 12.000/mm³ (10 – 12 X 109/L).
  • Ở trẻ trên 1 tuổi: Từ 6.000 – 8.000/mm³ (6 – 8 X 109/L).

Bên cạnh đó, công thức bạch cầu cũng sẽ thay đổi dần theo tuổi của trẻ.

  • Ở bạch cầu hạt trung tính: Đối với trẻ sơ sinh trong những giờ đầu sau sinh là 65%, từ ngày thứ 5 – 7 sẽ là 45%. Với trẻ từ 9 – 10 tháng là 30%; trẻ từ 5 – 7 tuổi là 45%; đối với trẻ 14 tuổi là 65%.
  • Ở bạch cầu lympho: Với trẻ sơ sinh trong những giờ đầu sau sinh sẽ là 20 – 30%, từ ngày thứ 5 – 7 sẽ là 45%. Với trẻ 9 – 10 tháng sẽ là 60%, trẻ 5 – 7 tuổi là 45%, trẻ 14 tuổi là 30%.
  • Ở bạch cầu ưa acid: Chỉ số bạch cầu bình thường là 2%, bạch cầu đơn nhân là 6 – 9%, bạch cầu ưa kiềm là 0.1 – 1%.

Biểu hiện cho thấy bạch cầu ở trẻ tăng cao

Bạch cầu tăng cao chính là nguyên nhân gây tích tụ và làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, đồng thời cản trở quá trình sản xuất ra những tế bào máu khỏe mạnh. Bạch cầu vượt ngưỡng trung bình 4.000 đến 10.000/mm³ máu được đánh giá là tăng. Nếu số lượng bạch cầu cao trên 100.000/ml, có thể là do ung thư tế bào máu gây ra, hay còn gọi là bạch cầu cấp (bệnh máu trắng).

Có nhiều biểu hiện cho thấy bạch cầu ở trẻ tăng cao
Có nhiều biểu hiện cho thấy bạch cầu ở trẻ tăng cao

Tùy vào mức độ bạch cầu tăng mà người bệnh sẽ có những dấu hiệu như sau:

  • Thường xuyên mệt mỏi, luôn có cảm giác khó chịu trong người.
  • Sụt cân mà không rõ nguyên nhân là gì.
  • Bệnh nhân có thể sốt.
  • Nhiễm trùng.
  • Cảm thấy khó thở, yếu cơ.
  • Vết thương trên cơ thể thường khó lành hơn bình thường.
  • Dễ bị chảy máu, bị bầm tím và thường ra nhiều mồ hôi vào ban đêm.
  • Xuất hiện tình trạng nổi mề đay, ngứa ngáy khó chịu.

Tuy nhiên, người bệnh có thể khó khăn trong việc xác định dấu hiệu của bệnh hoặc nhầm lẫn sang những dấu hiệu của bệnh lý khác. Vì thế, bác sĩ khuyến cáo rằng nếu có bất cứ các triệu chứng bất thường nào, các bạn nên thăm khám để thực hiện xét nghiệm và được chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất.

Tình trạng bạch cầu cao ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bạch cầu cao (hay bạch cầu tăng) là tình trạng khi lượng bạch cầu trong máu vượt quá giới hạn bình thường. Đối với trẻ em, bạch cầu cao có thể chỉ ra một số vấn đề sức khỏe. Cũng giống câu hỏi hồng cầu cao ở trẻ em có nguy hiểm không thì sự nguy hiểm của bạch cầu cao sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ tăng bạch cầu.

Bạch cầu cao có nguy hiểm không phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ tăng bạch cầu
Bạch cầu cao có nguy hiểm không phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ tăng bạch cầu

Tăng số lượng bạch cầu trong máu là phản ứng bình thường của cơ thể khi xuất hiện một tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng. Khi trẻ bị nhiễm khuẩn huyết, chắc chắn số lượng bạch cầu trong máu sẽ tăng và còn tăng rất cao bởi bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể, đồng thời tiêu diệt các tác nhân gây bệnh.

Vậy, bạch cầu cao ở trẻ em có nguy hiểm không? Theo đó, nếu bạch cầu tăng cao nhưng không kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng, thì thường không gây nguy hiểm. Còn nếu thực sự bé bị nhiễm trùng máu thì đó là một tình trạng khá nặng, có thể đe dọa đến tính mạng và cần phải được nhập viện để chữa trị tích cực. Một số biến chứng có thể xảy ra khi trẻ bị bạch cầu cao bao gồm:

  • Bạch cầu cao có thể gây ra suy giảm chức năng hệ miễn dịch, làm cho trẻ dễ bị nhiễm trùng và sẽ trở nặng nếu không được điều trị kịp thời.
  • Gây viêm nhiễm nhiều cơ quan, bộ phận khác nhau như: viêm phổi, viêm não, viêm màng não, viêm đường tiết niệu, viêm cơ,…
  • Khi bạch cầu tăng quá cao sẽ khiến máu trở nên đặc quánh, ảnh hưởng đến tốc độ lưu thông của máu. Từ đó cơ thể trẻ có thể gặp phải nguy cơ biến chứng như: niêm mạc chảy máu, khó thở, nhìn mờ, tầm nhìn hạn chế, đột quỵ,…

Do đó, nếu trẻ bị bạch cầu cao, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để xác định nguyên nhân cụ thể và đánh giá mức độ nguy hiểm. Bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá chi tiết và chỉ định phương án điều trị phù hợp để giảm nguy cơ và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.

Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi bạch cầu cao ở trẻ em có nguy hiểm không? Trường hợp bạch cầu tăng do viêm nhiễm thì không đáng lo ngại, khi khỏi viêm nhiễm thì bạch cầu sẽ về mức bình thường. Ngược lại, nếu bạch cầu tăng là do bệnh lý khác gây nên đặc biệt là bệnh bạch cầu thì sẽ vô cùng nguy hiểm. Vì thế, bạn nên đưa bé đi khám khi có những biểu hiện bất thường.